
Ký sự tòa di trú: “Kỳ cục án”: xem phần 1 tại đây >>>Xem phần 1 tại đây<<<
Thời gian cấp bách
Cuộc đua này là của sự tập trung cao độ, bởi vì những hồ sơ trong trại luôn luôn đòi hỏi việc giải trình pháp lý phải nhanh chóng vì Phúc đã vô tình ký giấy tự nguyện bị trục xuất. Do vậy, thời gian rất cấp bách vì Di Trú có quyền trục xuất Phúc bất cứ lúc nào. Vì biết gấp rút nên ngay khi nhận hồ sơ, tôi đã hạ quyết tâm miệt mài ngày đêm để soạn cho xong những bản giải trình pháp lý, thậm chí nhiều khi ở lại văn phòng đến tận khuya mới về. Khi thụ lý vụ án, hầu như tôi đã phải làm việc quần quật cả khi về nhà để tranh thủ thêm chút thời gian quý báu cho việc lục lọi, nghiên cứu các án lệ, cũng như chuẩn bị các phần giải trình pháp lý nối tiếp chỉn chu. Hồ sơ xin tại ngoại được nộp lên di trú một cách nhanh chóng. Nhưng đúng như dự đóan ban đầu, hồ sơ đã bị bải bõ ngay tại cấp Di Trú, và chính thức bị khước từ khả năng tại ngoại chỉ sau 2 ngày nộp đơn. Nhưng câu chuyện chưa chấm dứt ở đây.
“Cơn lửa tam bành” của người vợ trước lá đơn từ chối
Và như một hệ quả tất yếu, sự thất bại được tiên dự này đã làm thổi bùng “cơn lửa tam bành” của cô vợ. Cô nàng đã chính thức cắt đứt mọi đường dây với chúng tôi, và từ bỏ mọi cơ hội còn bỏ ngỏ phía trước. Dù vậy, với cái tâm chính trực của người làm luật buộc tôi phải đi đến cùng của sự việc. Khi tôi hỏi ý nhân vật chính – Phúc, thì cậu thật thà và tha thiết bảo rằng muốn được thắng kiện để ra ngoài đoàn tụ cùng người thân. Đứng trước tình cảnh ấy, tôi bảo rằng: “Em cứ tin tưởng ở chị, và chị hứa sẽ cố hết sức có thể để kéo em ra khỏi trại trong thời gian sớm nhất. Yên tâm, chị sẽ làm free cho em, không lấy phí ra tòa.” Phúc liền đồng ý. Và lần này khó khăn hơn gấp bội bởi chỉ có hai chúng tôi làm việc với nhau, mà không có bất kì sự hỗ trợ nào từ người vợ – là người thân duy nhất ở Úc của Phúc.

Ký sự tòa di trú: “Kỳ cục án” (phần 2) – “Cơn lửa tành bành” của người vợ trước lá đơn từ chối
Biến bại thành thắng
Nhẩm tới lui thì thời gian kiện lên tòa chỉ vỏn vẹn 2 ngày. Trận “chiến” này chỉ cần chậm trễ một giấy thôi thì Phúc sẽ chính thức bị mất cơ hội, và tôi sẽ cay đắng đứng nhìn khách hàng bị trục xuất về nước. Do vậy, tôi miệt mài bên ánh đèn trong hai đêm tới 2-3 giờ sáng để tìm ra những lý lẽ, chứng cứ trình lên tòa – tia hy vọng cuối cùng để giải quyết được những việc mà Di Trú cho là không đạt yêu cầu để được tại ngoại.
Tôi là một người phụ nữ, biết rằng dù bản thân là một người phụ nữ và hành động “thức trắng” như một liều thuốc phá nát cơ thể, nhưng với tâm nghề buộc tôi phải nhận thức rõ trách nhiệm cao cả đang mang vác. Bởi người trong trại lo lắng mất ăn mất ngủ ba phần, thì tôi phải lo đôn lo đáo đến bảy phần.
Phần giải trình pháp lý để xin tại ngoại cho Phúc không có bằng chứng gì từ phía gia đình Phúc cả, bởi vì cô vợ đã từ chối hợp tác cùng chúng tôi. Trong hoàn cảnh khốn khó như vậy, tôi đành phải bám víu vào những bằng chứng trước kia đã đó. Sử dụng những suy luận, biện minh để giải thích cho phần trả lời sai của Phúc khi ở trong trại.
Đúng 1 tuần sau Phúc ra tòa. Tôi đã gọi điện dặn dò em rất kỹ. Dù rằng thực tế, tỉ lệ thắng kiện lên tòa khi ở trong trại là rất ít, nhưng tôi vẫn yên tâm vì những lý luận sắc bén của mình. Tôi tin rằng lần này Phúc sẽ có cơ hội được đoàn tụ cùng vợ con, mặc dù cô vợ không mấy vui vẻ khi chúng tôi làm đơn kiện lên tòa, vì cô ấy không tin tưởng ở tôi.
Đúng 2 ngày sau, tôi nhận được kết quả từ tòa Phúc Thẩm Hành Chính về quyết định thắng kiện. Tôi vui mừng báo tin cho Phúc. Em rối rít cảm ơn. Và sau đó thì em chính thức được cấp visa để tại ngoại.

Ký sự tòa di trú: “Kỳ cục án” (phần 2) – Biến bại thành thắng
“Kỳ cục án” khép lại, tương lai mới mở ra cho thân chủ
Đến cuối cùng, vụ án này vẫn kỳ cục bởi vì tôi vẫn không thể hiểu được vì sao Phúc lại không nhớ địa chỉ mình ở, không nhớ tên vợ con của mình, và cô vợ thì vẫn tiếp tục làm khó anh chồng sau khi ra khỏi trại. Tuy nhiên, hồ sơ lần này thì tôi đã có thể mỉm cười mãn nguyện khi nhìn thấy thân chủ của mình được tại ngoài và có một tương lai mới ở Úc.
Dù rằng thiếu sự hỗ trợ của người thân Phúc, cộng thêm làm việc “không công” nhưng cá nhân tôi đã vô cùng sung sướng khi thấy Phúc được thoát khỏi trại sau những ngày vật vờ “sống không bằng chết” ở trong trại. Ngay khi bắt đầu cuộc chơi, tôi đã xác định hồ sơ này là phải ra tòa, và nếu có đi được nửa đường mà dừng lại, thì việc cắn rứt lương tâm còn quan trọng hơn tiền phí. Đây chính là trách nhiệm của những người làm luật có tâm.
Xem thêm: Những quyền lợi cần biết khi đến Úc bằng visa diện hôn nhân
Có lẽ trong đời làm luật, “kỳ cục án” lần này là ca đặc biệt nhất và đáng nhớ nhất đối với tôi vì nhiều tình tiết uẩn khúc, đan chéo khó lường. Nhưng với một trực giác hành nghề nhạy bén, tôi đã biết biến nguy thành cơ. Lợi dụng yếu điểm về những lời khai mang thiếu minh bạch về vợ con của Phúc, tôi đã vực vuốt nhọn điều ấy trở thành điểm mạnh nhất để đánh vào tâm lý của chủ tọa, giành chiến thắng thuyết phục cho Phúc tại tòa.
Những vụ án bị bắt giam trong trại thì nhiều vô kể, nhưng để xin ra được khỏi trại là một điều không hề dễ dàng chút nào. Nhân đây làm tôi nhớ lại một vụ xin tại ngoại khác cũng ở Brisbane, đó là vụ farm dâu bị Bộ Di Trú đột kích, bắt tại trận người sống và làm việc bất hợp pháp. Tôi sẽ chia sẻ vụ án này vào những bài viết sau của tôi.

ĐÀO NGUYỄN G.cert Australian Migration Law & Practice